Cập nhật lúc: 08:48 22-03-2016 Mục tin: Đề thi Chính thức vào lớp 10 môn Văn
Xem thêm:
VĨNH PHÚC NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (2 điểm)
Cho đoạn văn:
“Thế là em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Người em rung lên, em quỳ xuống và cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa. chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.”
(Ngữ văn 9 tập 2 – NXB Giáo dục năm 2016)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
b. Nhân vật “em” trong đoạn văn là ai?
c. Nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
d. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn: “Người em rung lên, em quỳ xuống và cầu nguyện như trước khi đi ngủ.” và gọi tên kiểu câu (chia theo cấu tạo ngữ pháp)
Câu 2: (3 điểm)
a. Chép chính xác bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.
b. Viết một đoạn văn ngắn (5 – 8 câu) nêu suy nghĩ của em về hai câu cuối em vừa chép.
Câu 3: (5 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương.
--- HẾT ---
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu |
Ý |
Nội dung |
1 |
a |
Đoạn văn trên trích trong văn bản "Bố của Xi-mông" của nhà văn Guy-đơ Mô-pa-xăng. |
|
b |
"Em" là chú bé Xi-mông. |
|
c |
Nội dung đoạn văn: Nỗi đau khổ của chú bé Xi-mông khi bị bạn bè ở trường trêu chọc rằng em không có bố. |
|
d |
"Người em rung lên, em quỳ xuống và cầu nguyện như trước khi đi ngủ." - Đây là câu ghép, có 2 cụm chủ - vị như sau: + Cụm 1: Người em/ rung lên C1 - V1 + Cụm 2: em/ quỳ xuống và cầu nguyện như trước khi đi ngủ C2 - V2 |
2 |
a |
Ngắm trăng Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. |
|
b |
Yêu cầu về hình thức: đoạn văn khoảng 5 - 8 câu, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt. Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn phải đảm bảo những ý sau: - Người và trăng đứng ở hai đầu câu thơ, cách ngăn bởi song sắt nhà tù, nhưng vẫn vượt qua nó mà giao cảm. Phép tu từ nhân hóa khiến trăng trở nên gần gũi với con người, có tâm hồn, thực sự thành bạn bè, tri kỉ, tri âm với con người. - Tư thế ung dung, tự do tự tại và tâm hồn yêu cái đẹp đã khiến người tù cộng sản trở thành một "nhà thơ". -> Tinh thần thép trong con người Hồ Chí Minh. |
3 |
|
Cảm nhận của em về bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương. |
|
3.1 |
Giới thiệu tác giả, tác phẩm: |
|
|
- Viễn Phương là nhà văn miền Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam. Thơ của ông bình dị mà trữ tình, mộc mạc, chân chất nhưng nhẹ nhàng, sâu lắng. - “Viếng lăng Bác” là bài thơ gắn liền với tên tuổi Viễn Phương, được viết sau chuyến ra thăm lăng Bác của chính tác giả. - Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và toàn dân tộc nói chung khi vào lăng viếng Bác. |
|
3.2 |
Trình bày cảm nhận: |
|
a |
Khổ 1: Khung cảnh quanh lăng Bác |
|
|
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” - Từ xưng hô “con” mang đậm chất Nam bộ, thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng của hà thơ đối với Bác. Cách xưng hô nghe vừa chân chất mộc mạc lại vừa gần gũi thân tình. “Con” ở đây không chỉ là tác giả Viễn Phương nói riêng mà là nhân dân miền Nam nói chung. - Cụm từ “ở miền Nam” gợi lên tình cảm thân thương ruột thịt giữa Bác với đồng bào miền Nam – mảnh đất thành đồng chống Mỹ, nơi Bác bắt đầu bước hành trình đi tìm đường cứu nước. “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.” - Hình ảnh “hàng tre bát ngát” là hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của làng quê Việt Nam. Hàng tre bên lăng như những hàng quân canh giữ cho giấc ngủ yên bình của Bác. - Từ cảm than “Ôi” bộc lộ cảm xúc trào dâng khi bắt gặp hình ảnh thân thiết của quê nhà. - Từ “xanh xanh” được đảo ra phía trước như muốn nhấn mạnh sức sống bền bỉ của quê hương, dân tộc. - Từ màu xanh đầy sức sống của hàng tre, nhà thơ liên hệ đến phẩm chất cao đẹp của con người: kiên cường, bất khuất, không hề bị khuất phục trước khó khăn, thử thách. |
|
b |
Khổ 2: Tình cảm của nhà thơ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung với Bác Hồ |
|
|
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” - Hình ảnh “mặt trời trên lăng” là bút pháp tả thực để chỉ một thực thể trong vũ trụ. Mặt trời ở đây là mặt trời của thiên nhiên. - “Mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác , nhằm ngợi ca sự vĩ đại của Bác Hồ. Cũng giống như mặt trời của thiên nhiên mang lại ánh sáng, hơi ấm cho muôn loài thì Bác mang lại ánh sáng Cách mạng, đưa dân ta thoát khỏi bầu trời đêm của tối tăm, nô lệ. “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…” - Nhịp thơ chầm chậm như bước chân của dòng người lặng lẽ đi trong suy tưởng, bao trùm là không khí thương nhớ Bác khôn nguôi. - Mỗi người dân là một bông hoa và dòng người đi trong thương nhớ chính là tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân của người. - “Ngày ngày” gợi tả sự lặp lại của thời gian, đồng thời cũng là sự lặp lại của lòng thương nhớ. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Bác đã trở thành chân lí như vòng tuần hoàn của thời gian. => Niềm yêu kính thiết tha và lòng biết ơn, sự tiếc thương vô hạn của nhà thơ và nhân dân với Bác. |
|
c |
Khổ 3: Cảm xúc của tác giả khi vào lăng thăm Bác: |
|
|
- Cách nói giảm, nói tránh “giấc ngủ” làm xoa dịu nỗi đau mất mát. - Hình ảnh ẩn dụ: vầng trăng sáng dịu hiền, trời xanh. -> Gợi không gian yên tĩnh, trang nghiêm, tâm hồn cao đẹp sáng trong của Bác. - Từ ngữ giàu sức gợi tả: nghe nhói -> Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ rất chân thành, sâu sắc trước sự ra đi của Bác. => Khổ thơ thể hiện niềm xúc động nghẹn ngào, trào dâng khi tác giả nhìn thấy Bác ở trong lăng. |
|
d |
Khổ 4: Tâm trạng lưu luyến, bịn rịn không muốn rời lăng Bác: |
|
|
- Nỗi niềm lưu luyến được bộc bạch trực tiếp “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Đó là giọt nước mắt đau đớn, xót xa trước mất mát lớn lao của toàn dân tộc; là giọt nước mắt của tình cảm kính yêu, trân trọng mà tác giả dành cho Bác; là giọt nước mắt lưu luyến, không muốn xa rời. - Liệt kê các hình ảnh thơ “con chim hót”, “ đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu” cùng điệp ngữ “muốn làm” đã thể hiện mong ước hóa thân, ước nguyện tha thiết của nhà thơ mãi được ở bên Bác, dâng lên Bác tất cả lòng thành kính, biết ơn… => Tiếng lòng của tác giả thổn thức, thiết tha, đau đáu khôn nguôi, gợi cảm xúc sâu sắc cho người đọc. Đó là tình cảm của nhà thơ nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu. |
|
3.3 |
Đánh giá: |
|
|
Viễn Phương đã bộc lộ được cảm xúc trào dâng của mình khi viếng thăm lăng Bác. Những hình ảnh trong thơ được xây dựng bằng rung cảm thiết tha của nhà thơ. Từ đó, tác giả bộc lộ tình cảm chân thành, bình dị mà tha thiết của mình đối với Bác. Đó cũng là tình cảm chung của nhân dân miền Nam dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. |
Xem thêm 99 đề có đáp án chi tiết tại đây: http://tuyensinh247.com/99-de-thi-vao-lop-10-mon-ngu-van-co-loi-giai-chi-tiet-k143.html
Tuyensinh247.com
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com
>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY
Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Các bài khác cùng chuyên mục
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016, 2015, 2014 và nhiều năm trước của tất cả các tỉnh thành trên cả nước cũng như đề thi thử vào lớp 10 các môn toán học, ngữ văn, tiếng anh từ sở giáo dục và các trường THPT,THCS có đáp án và lời giải chi tiết